Lead là gì?

Lead là module quản lý danh sách khách hàng tiềm năng – là người đại diện cho một tổ chức (B2B) hoặc là một khách hàng cá nhân (B2C) đang có nhu cầu hoặc đang quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Lead có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như: submit trên form website, khách hàng inbox vào Fanpage Facebook, khách hàng nhắn tin Zalo, khách hàng gọi trực tiếp đến tổng đài, gọi điện hotline,… Ngoài ra Lead còn được tạo từ việc sàng lọc data KH thô. Sau khi sàng lọc data KH thô, khách hàng nào có nhu cầu sẽ được chuyển đổi lên Lead

Ví dụ trường hợp B2C: Chị Hường (là 1 KH cá nhân) đang có nhu cầu tìm mua sơn cho căn nhà của mình, chị Hường lên inbox vào fanpage Facebook của công ty Sơn A nhờ tư vấn lúc này chị Hường là 1 khách hàng tiềm năng của công ty Sơn A.

Ví dụ trường hợp B2B: Anh Dũng là 1 người đại diện cho Công ty CloudPRO CRM (KH công ty), đang cần tìm giải pháp quản lý khách hàng cho công ty, anh lên website công ty phần mềm B, để lại thông tin nhờ liên hệ tư vấn thì lúc này A.Dũng là khách hàng tiềm năng của công ty phần mềm B.

Lưu ý: Dù khách hàng của bạn là B2B hay B2C thì bản chất của Lead luôn luôn là cá nhân cụ thể.

Tạo Lead được cho là bước đầu tiên của quy trình bán hàng trong CRM. Trên hệ thống CloudPRO CRM, bạn có thể tạo Lead bằng nhiều cách khác nhau, trong bài viết này sẽ hướng dẫn 3 cách tạo mới một Lead:

  • Tạo cơ bản
  • Tạo nhanh
  • Import file hàng loạt

1. Tạo cơ bản

Bước 1: Truy cập vào module “Lead

Bước 2: Tại màn hình danh sách của Lead, click chọn “Thêm Lead

Bước 3: Tại màn hình tạo mới nhập đầy đủ các thông tin cần thiết sau đó click “Lưu”

Lưu ý: Các trường có dấu * là trường bắt buộc phải nhập mới cho lưu

  • Thông tin liên hệ của Lead:

  • Thông tin Công ty:

(Trong trường hợp Lead đại diện cho công ty/tổ chức/nhóm (B2B) thì nhập thêm thông tin công ty của Lead vào đây, còn nếu Lead là KH cá nhân thì bỏ qua)

  • Thông tin địa chỉ: Khi bạn nhập địa chỉ khách hàng vào đây, thì hệ thống sẽ liên kết tới Google map và gợi ý cho bạn một số địa chỉ bên dưới, nếu là địa chỉ bạn muốn nhập thì chọn, sau khi chọn các ô Quận/Huyện, Tỉnh/TP, Quốc gia hệ thống tự điền vào. Nếu Google map không có thì nhập text bình thường.

  • Thông tin mô tả: Ghi nhận những thông tin khác về Lead tại đây

  • Thông tin quản lý:

Ghi chú:

– Giao cho: Mặc định của hệ thống ai là người ghi nhận Lead sẽ giao cho người đó phụ trách, trong trường hợp bạn muốn giao lại dữ liệu cho nhân viên khác phụ trách, ở trường “Giao cho” bạn nhập tên User muốn giao.

– Đánh giá: Đánh giá mức độ tiềm năng của KH này

+ Không quan tâm: KH không quan tâm, không có nhu cầu ở thời điểm hiện tại

+ Có cơ hội: KH quan tâm 50-50, có quan tâm nhưng chưa thực sự cần lắm.

+ Cần quan tâm: KH có nhu cầu thực sự và cần bạn quan tâm chăm sóc nhiều hơn.

Mô tả Đánh giá: Mô tả chi tiết hơn về giá trị đánh giá mà bạn đã lựa chọn ở trên.

Dựa theo những thông tin đánh giá này để bạn có thể phân loại danh sách khách hàng theo mức độ ưu tiên để dễ dàng tập trung chăm sóc.

Sau khi nhập xong các thông tin, nhấn “Lưu” là hoàn thành tạo Lead và tiếp tục các luồng chăm sóc, tiếp cận.

Bước 4: Màn hình chi tiết của thông tin Lead vừa nhập

2. Tạo nhanh

Ngoài cách tạo Lead cơ bản như trên, bạn có thể tiết kiệm thời gian khi sử dụng tính năng tạo nhanh ngay trên thanh công cụ ở bất cứ màn hình nào mà không cần truy cập vào module “Lead”

Ví dụ: Bạn đang ở màn hình trang chủ mà muốn ghi nhận nhanh 1 thông tin Lead thì có thể sử dụng tính năng Tạo nhanh này.

Bước 1: Chọn icon “Tạo nhanh” trên thanh công cụ

Bước 2: Chọn module KH tiềm năng

Bước 2: Nhập các thông tin cần thiết tại màn hình tạo nhanh Lead

Trong trường hợp bạn muốn hiển thị màn hình đầy đủ thông tin nhập liệu thì nhấn “Hiển thị toàn bộ thông tin”. Hệ thống sẽ chuyển đến màn hình đầy đủ trường thông tin để bạn nhập

Bước 3: Nhấn “Lưu” khi hoàn tất việc nhập dữ liệu

Sau khi Lưu dữ liệu bạn ghi nhận ở đây sẽ được chuyển về module Lead

3. Import file danh sách

Lưu ý:

  • Để import được dữ liệu hàng loạt vào CRM, bạn cần nhập liệu theo mẫu file excel chuẩn mà CloudPRO CRM đã cung cấp.
  • Bạn không nên lạm dụng chức năng Import, chức năng này chỉ nên sử dụng khi mới bắt đầu sử dụng CRM nhằm mục đích chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ (Excel…) vào CRM.

Bước 1: Tải file Template import. Tại màn hình danh sách Lead, bạn nhấn chọn “Nhập dữ liệu”

Ảnh có chứa văn bản Mô tả được tạo tự động

Tại màn hình nhập dữ liệu nhấn chọn “Tải file mẫu”

Lưu ý: File mẫu này là file mẫu mặc định của hệ thống, trong trường hợp dự án bạn có thay đổi như: thêm bớt trường quản lý, thay đổi các giá trị dropdown chọn sẵn,… thì bạn chủ động cập nhật lại file mẫu cho phù hợp. Với những dữ án nào team CloudPRO CRM có hỗ trợ setup file mẫu, bạn liên hệ CloudPRO CRM để đươc hỗ trợ.

Bước 2: Chuẩn hoá data vào file template

Trong quá trình chuẩn hoá sẽ có 1 số lưu ý như sau:

  • Định dạng toàn bộ file dạng “Text” (Văn bản) trước khi nhập dữ liệu
  • Dòng đầu tiên của file không được để trống (tham khảo hình bên dưới)
  • Các cột màu đỏ là thông tin bắt buộc phải nhập, nếu để trống thì sẽ không import được vào hệ thống. Các cột màu đen có thể bỏ qua khi không có dữ liệu.
  • Những cột lựa chọn giá trị định sẵn (dropdown) ví dụ trường “Nguồn”, “Ngành nghề”, “Tình trạng KH”…Nếu chọn giá trị khác so với các giá trị đc định sẵn thì sau khi import kết quả sẽ hiện giá trị “Không xác định”.
  • Tiêu đề của các cột tương ứng với các trường thông tin trên CRM. Nếu nhập tiêu đề khác so với trên CRM thì sẽ không import vào được.
  • Những cột ngày tháng, ví dụ như “Ngày sinh” thì nhập theo đúng template dd – mm – yyyy hoặc dd/mm/yyyy (ví dụ 10-02-1991). Các trường hợp chỉ nhập ngày hoặc nhập năm thì không import vào được.
  • Cột “Giao cho” nhập tên truy cập của người phụ trách thông tin khách hàng. Bạn muốn giao data cho User nào thì nhập “Tên truy cập” của User đó. Ví dụ muốn giao cho User Hường thì nhập “thuhuong”

Ảnh có chứa bàn Mô tả được tạo tự động

Sau khi chuẩn hoá xong bạn sẽ tiến hành nhập dữ liệu và thực hiện import lên.

Bước 3: Import file lên hệ thống. Tại màn hình danh sách Lead, bạn nhấn chọn “Nhập dữ liệu”

Ảnh có chứa văn bản Mô tả được tạo tự động

Bước 4: Chọn file đã chuẩn hoá dữ liệu để import lên hệ thống

Ảnh có chứa văn bản Mô tả được tạo tự động

Bước 5: Xử lý dữ liệu trùng lặp

Trong trường hợp file danh sách bạn chuẩn bị import lên có chứa dữ liệu trùng lặp với dữ liệu đã có trên hệ thống thì bạn sẽ xử lý như thế nào. Để xử lý dữ liệu trùng lặp bạn cần thiết lập:

Tiêu chí để hệ thống xác định đây là dữ liệu trùng lặp: Các tiêu chí này có thể tùy thuộc theo lựa chọn của bạn bằng cách lựa chọn giá trị cột bên trái và di chuyển sang cột bên phải

Ví dụ ở đây tôi xác định dữ liệu trùng lặp với nhau bằng “Di động”

Cách xử lý đối với những dữ liệu trùng lặp này thì làm như thế nào: Có 3 phương thức xử lý là Bỏ qua/Ghi đè/Gộp trùng.

Ảnh có chứa văn bản Mô tả được tạo tự động

+ Bỏ qua (Skip): Với tùy chọn này, nếu dữ liệu từ file excel và dữ liệu trên CRM có trùng nhau theo tiêu chí bắt trùng (Ví dụ: trùng theo thông tin Di động) thì hệ thống sẽ bỏ qua không import dòng dữ liệu (trên file Excel) vào CRM vì phát hiện trên CRM đã có thông tin dữ liệu này rồi.

+ Ghi đè (Overwrite): Với tùy chọn này nếu dữ liệu từ file excel và dữ liệu trên CRM có trùng nhau theo tiêu chí bắt trùng (Ví dụ: trùng theo thông tin Di động) thì hệ thống sẽ ghi đè dữ liệu theo thông tin từ file excel thay thế dữ liệu trên CRM.

Gộp trùng (Merge): Với tùy chọn này nếu dữ liệu từ file excel và dữ liệu trên CRM có trùng nhau theo tiêu chí bắt trùng (Ví dụ: trùng theo thông tin Di động) thì hệ thống sẽ kiểm tra, trên CRM có trường thông tin nào còn trống mà trên file Excel có thông tin, thì sẽ cho phép bổ sung dữ liệu từ file excel vào CRM. (Lưu ý chỉ cập nhật trường thông tin còn trống, trường thông tin nào đã có dữ liệu thì sẽ không cập nhật nữa).Ví dụ: Trên CRM không có email, file excel có email, thì sau khi Import trường email sẽ được cập nhật trên CRM

Ví dụ thực tế ở đây tôi chọn tiêu chí check trùng theo “Di động” và nếu gặp dữ liệu bị trùng thì sẽ “Bỏ qua”. Nghĩa là khi tôi import vào CRM, hệ thống sẽ tìm xem có dữ liệu Lead nào trong file Excel và trên CRM trùng với nhau (theo Di động) không, nếu phát hiện trên CRM đã có thì sẽ không imort dòng dữ liệu trên file Excel vào nữa.

Ảnh có chứa văn bản Mô tả được tạo tự động

Bước 6: Nhấn nút “Tiếp”.

(Trong trường hợp bạn không cần xử lý dữ liệu trùng lặp thì nhấn “Bỏ qua bước này” (tức là bỏ qua bước 5 ở trên). Lưu ý nếu chọn phương án này thì hệ thống sẽ không check trùng và khả năng import trùng data là có thể xảy ra)

Bước 7: Thiết lập mapping các trường dữ liệu

Trong bước này, bạn cần xác định cột thông tin nào trên excel tương ứng với trường thông tin nào trên CRM

Ảnh có chứa bàn Mô tả được tạo tự động

Caret Down with solid fill

Lưu ý: Nếu tên cột trên file excel giống với trên trường trên CRM thì hệ thống tự map sẵn cho bạn, việc của bạn là rà soát lại lần nữa để đảm bảo thông tin mapping được chính xác. Trong trường hợp tên cột trong file excel khác với tên trường trên CRM thì không tự mapping được mà bạn cần chủ động thiết lập mapping cho những cột thông tin này.

Bước 8: Kiểm tra lại thông tin và click vào chọn “Import”

Bước 9: Kết quả sau khi import dữ liệu:

Ảnh có chứa văn bản Mô tả được tạo tự động

Ghi chú:

  1. Đã import dữ liệu: số dòng dữ liệu đã quét / tổng số dòng dữ liệu có trong file Excel
  2. Số bản ghi tạo mới: số dòng dữ liệu được tạo mới trên CRM (Ở đây bằng 0 vì những dữ liệu này bị trùng với dữ liệu trên CRM nên bỏ qua không import vào)
  3. Khi bạn chọn phương thức xử lý dữ liệu trùng là “Ghi đè” (Overwrite), thì đây là số dòng dữ liệu đã được cập nhật (ghi đè) lên dữ liệu đã có trên CRM.
  4. Khi bạn chọn phương thức xử lý dữ liệu trùng là “Bỏ qua” (Skip), thì đây là số dòng dữ liệu đã bị bỏ qua không Import vào CRM. Bạn có thể Click chọn “Chi tiết” và tải file dữ liệu bị bỏ qua về để check lại.

  1. Khi bạn chọn phương thức xử lý dữ liệu trùng là “Gộp trùng” (Merge), thì đây là số dòng dữ liệu đã được gộp – bổ sung các trường thông tin giữa file excel và trên CRM,
  2. Với những dữ liệu không thoả mãn phần lưu ý khi chuẩn hoá dữ liệu như: Phần thông tin dữ liệu bắt buộc bỏ trống, không nhập hoặc giá trị dropdown không trùng khớp thì hệ thống sẽ không cho import dòng dữ liệu này vào. Và đây chính là số dòng dữ liệu import thất bại. Bạn có thể Click vào “Chi tiết” và tải file này về để kiểm tra

Ảnh có chứa văn bản Mô tả được tạo tự động

Ở cột cuối cùng trong file tải về có mô tả nguyên nhân vì sao không import dòng này vào được. Bạn chuẩn hoá lại dữ liệu rồi thực hiện import lại.

Bước 10: Sau khi import xong bạn nhấn “Kết thúc” để User khác có thể tiếp tục thực hiện import.

Ảnh có chứa văn bản Mô tả được tạo tự động

Nếu bạn không nhấn “Kết thúc” khi User khác thực hiện import sẽ báo như thế này:

Lúc này cách xử lý là  bạn nhấn “Nhập dữ liệu” để hiện lên bảng kết quả import và nhấn “Kết thúc” hoàn tất quá trình import.

Ảnh có chứa văn bản Mô tả được tạo tự động

Tham khảo video hướng dẫn import tại đây

Chúc bạn thao tác thành công!